Quy trình chăm sóc mai vàng

QUY TRÌNH CHĂM SÓC MAI VÀNG

Nội dung

Với kinh nghiệm 35 năm trong nghề chăm sóc mai vàng, vườn mai Sáu Hải rất vui khi được chia sẻ những kinh nghiệm được đúc kết qua thời gian cũng như đã và đang áp dụng quy trình này cho vườn cây hơn 5000m2 tại thành phố Thủ Đức.

Chúng tôi xin giới thiệu quy trình chăm sóc mai vàng hoàn chỉnh để năm sau có một mùa hoa rực rỡ như năm trước mua ở chợ hoa xuân. Không có công thức nào là tuyệt đối và chung nhất cho tất cả các cây mai, vì còn tùy thuốc vào yếu tố thời tiết, sức khỏe của cây, kinh nghiệm cũng như sự quan tâm đúng mực của chủ cây dành cho chậu mai thân yêu của mình.

Chú Sáu Hải sẻ bật mí cho bạn một số yếu tố căn bản về quy trình chăm sóc mai vàng xuyên suốt từ đầu đến cuối năm. Tất cả những kiến thức và chia sẻ bên dưới đây đều được tích cóp qua thời gian, rất vui được sự góp ý và đóng góp thêm để mọi người có thêm nhiều kiến thức bổ ích vận dụng cho những chậu cây của mình. Đôi khi chăm sóc đúng đủ và ít công sức nhất nhưng lại mang đến hiệu quả tích cực.

Quy trình chăm sóc mai vàng bao gồm ba gia đoạn chính như sau:

a. Giai đoạn phục hồi và tăng trưởng sau tết

b. Giai đoạn kết nụ và nuôi nụ hoa

c. Giai đoạn tích trữ năng lượng và ra hoa vào dịp tết

Năm nào cũng vậy, sao khi nở hoa xong cây sẽ bắt đầu một chu kỳ sinh trưởng mới, tạo ra một tàn lá mới để bắt đầu nhiệm vụ duy trì nòi giống cho năm sau. Một trong những nguyên nhân căn bản mà hầu hết người mới chơi mai vàng mắc phải đó là để hoa nở hết và đậu trái đến khi nào trái chín thì thôi. Mọi người nhìn cây cứ nghĩ cây kết trái xong sẽ ra lá và tươi tốt. Nhưng nó chỉ đúng với những cây mai trồng dưới đất hoặc trồng chậu được chăm rất kỹ và bón phân đầy đủ cả năm.Khi mai nuôi trái thì cần rất nhiều dinh dưỡng có thể kiệt quệ cây.

Giai đoạn phục hồi và tăng trưởng

Thời gian từ tháng 1 âm lịch đến tháng 5 âm lịch

Giai đoạn vừa kết thúc đợt ra hoa của cây mai vào dịp Tết âm lịch, chúng ta cần cắt tỉa gọn gàng tất cả những nụ hoa, lá và nhánh cây không cần thiết để cây mai được gọn gàng, tối ưu dinh dưỡng cho thân cây sau một thời gian dài ra hoa khoe sắc.

Tốt nhất là xả tàn cho cây mai vàng ngay sau khi kết thúc nở hoa, cây ra ra chồi và nhánh mới, tược non sẽ ra nhanh trong thờin gian này. Nếu cây quá yếu thì nên tỉa nhẹ nhàng chứ không nên cắt quá sát như những cây khỏe mạnh ( chờ 4-5 tháng để cây hồi phục có thể xả tàn).

xả tàn cây mai
xả tàn cây mai

Giai đoạn này ban có thể tưới phân NPK 30-10-10 và một ít phân dynamic (phân hữu cơ dynamic cung cấp dinh dưỡng, giúp đất trở nên tơi xốp, thoáng nước, thoáng khí) + phân lân (phân Photphat Tham gia vào quá trình phát triển bộ rễ, quá trình quang hợp và hô hấp, có tác dụng giảm thiểu tác hại của việc bón thừa đạm. còn có tác dụng đệm, làm cho cây chịu được tính chua, tính kiềm của đất) là được, không cần bón quá nhiều nếu bạn không rành về chăm sóc mai vàng.(Phân Dynamic  nên dùng 1 muỗng canh và phân lân 1 nửa muỗng canh.

Phân Dynamic 7-10 ngày nên bón  1 lần, phân lân nên bón 2 tuần 1 lần). Cách tốt nhất là ngâm nhiêu đó vào 1 lít nước và tưới cho cây. Có thể tìm mua ở những vựa cây cảnh gần nhà hoặc đặt hàng online và hỏi kỹ người bán để được tư vấn chính xác nhu cầu và loại phân mình cần mua.

cắt tỉa và vệ sinh chậu mai
cắt tỉa và vệ sinh chậu mai

Cây mai được trong trong sơ dừa, đất thịt thô hoặc cát thì nên thay đất phân trong chậu ngay sau tết (Người mới chơi mai chưa có kinh nghiệm nên nhờ người có kinh nghiệm hoặc nhà vườn có chuyên môn như Vườn Mai Sáu Hải). 

Thay phân từng phần cũng có thể áp dụng bằng cách gạt bỏ một nửa đến một phần ba lớp đất mặt của cây, rồi thay đất phân mới vào ( khi lá cây đã già xanh đậm), cách này nên chú ý quan sát kỹ màu sắc của cây để giải quyết kịp thời.

Cây mai trồng trong đất phù sa thì không cần thiết phải thay phân thường xuyên. Đất phù sa cơ bản là tốt và ổn định cho sự phát triển cho cây, chỉ cần bổ sung phân và khoáng chất khi cần.

cây mai bonsai
cây mai bonsai

Quá trình phục hồi và tăng trưởng mang tính sống còn với cây mai của bạn, nếu làm đúng đủ và chính xác thì cây mai sẻ phát triển mạnh hơn năm cũ, ra chồi nhánh và lá xanh tốt hơn. Thời gian này cần quan tâm đúng mực cho cây mai yêu quý của mình.

Quá trình phục hồi ban đầu chỉ nên tưới kích rễ mà thôi, bản thân cây chưa có nhiều lá nên nhiều nước sẽ gây úng cây, vì lá cây giữ vai trò quan trọng trong việc điều tiết nước và quang hợp, nên nước dư quá mức cũng không tốt.

Cần chú ý, khi cây mai đâm chồi non thì chúng ta cần phun ngay thuốc trừ sâu và đặc biệt là bọ trĩ, nếu trồng vài cây bạn có thể phun liên tục với mật độ 2-3 lần một tuần, mỗi lần cách nhau 1 tuần cho hết bọ trĩ. Khi lá mai đã phát triển lớn thì cần phòng ngừa nhện đỏ hại lái và phun thuốc cũng như theo dõi các loại sâu hại có nguy cơ tấn công cây mai. Tham khảo thêm bệnh rỉ sét trên cây mai vàng.

sắp xếp cây mai khoa học giúp cây có không gian để phát triển
sắp xếp cây mai khoa học giúp cây có không gian để phát triển

Ánh nắng là quan trọng nữa đối với công việc chăm sóc mai vàng, cây buộc phải nhận đủ nắng ít nhất 4-5 tiếng mỗi ngày để phát triển khoẻ mạnh.

Vì có đến hàng trăm tình huống có thể xảy đến cho cây mai mà chúng ta không lường trước được nên tôi sẽ chia sẻ từ từ theo từng chủ để nhất định để các bạn dễ nắm bắt.

Giai đoạn kết nụ và nuôi nụ hoa

Thời gian thường từ tháng 5 âm lịch đến tháng 10 âm lịch

Bản thân chậu mai nếu được phát triển tốt, thuận lợi trong giai đoạn sau tết thì giai đoạn này không tốn nhiều công sức đối với chủ cây. Quá trình này diễn ra hoàn toàn tự nhiên, không cần can thiệp nhiều nếu chưa rõ kỹ thuật về cây cũng như cách làm nụ thật nhiều cho cây. Chưa nên phun tưới hóa chất nhiều nếu chưa thật sự cần thiết trong lúc này. Chỉ cần cây mai có tàn lá xanh tốt, xum xuê, sạch sẽ sâu bệnh thì cây sẽ ra hoa rất tốt trong tương lai.

Bạn có thể tỉa sơ và uốn nhẹ vào tháng 5 hoặc tháng 6 âm lịch, cây đang trong quá trình phát triển tốt, việc này sẽ tạo dáng như ý thích của chủ cây dễ dàng. Cần tham khảo kỹ cách và nguyên vật liệu để làm cho đúng kỹ thuật. Mùa mưa nay có thể cây ra lác đác vài hoa thì bạn nên tỉa bỏ để tập trung dinh dưỡng cho thân lá rễ cây.

mai phát triển xanh tốt
mai phát triển xanh tốt

Khoảng tháng 9-10 âm lịch là cây bắt đầu kết nụ dần, những nụ xanh múp lộ rõ trên thân cây là dấu hiệu tốt chứng tỏ cây đang phát triển ổn định.

Quá trình này chúng ta cần bổ sung phân bón ít nhất 1-2 lần NPK 20-20-15phân super lân 1 lần trong tháng cộng với phân Dynamic.

Giai đoạn này cũng hay ẩm ướt do cao điểm mùa mưa nên cần chú yếu việc nấm gây hại cho cây, cần phun thuốc chống và trị nấm khi cần thiết.

Giai đoạn tích trữ năng lượng và ra hoa vào dịp Tết

Thời gian từ tháng 10 âm lịch đến tháng Chạp (12 âm lịch)

Đến cuối năm thì hầu như cây đã đạt độ chín muồi để ra hoa, lá cây mai bắt đầu già đi, sẫm màu và giòn hơn và giai đoạn này. Giai đoạn này rất sợ những cơn mưa hoặc nóng lạnh thất thường có thể gây sốc nhiệt dẫn đến cây bị rụng lá và nở hoa sớm. Chính vì vậy cần bảo vệ cây trước những yếu tố khó lường của thời tiết, cũng như sâu bệnh vào thời điểm then chốt này.

hoa mai nở to và đều
hoa mai nở to và đều

Chúng ta nên bổ sung phân NPKphân dynamic thật loãng bằng một nửa hoặc một phần tư so với đầu năm là được. Không nên dục tốt bất đạt, bón phân tưới nước liên tục vào giai đoạn này để cây ra thật nhiều hoa.

Cây mai với lá đã ngã ngà ngà vàng thì chúng ta có thể phun thêm phân bón lá NPK chứa hàm lượng Nitơ cao. Phun 5 ngày liên tiếp với độ loãng thấp hơn khuyến cáo là được. Giai đoạn từ mùng 9-15 tháng Chạp là thời gian vàng để canh lặt lá mai cho cây. Tham khảo cách tính thời gian lặt lá mai

Cây khỏe mạnh sẽ phát triển nụ và hoa cực mạnh trong thời gian này. Việc còn lại là tận hưởng một mùa xuân ấm áp với chậu mai vàng mang nhiều sắc xuân.

cây hoa mai với cực nhiều nụ
cây hoa mai với cực nhiều nụ

Kết: trên đây là sự chia sẻ của Vườn Mai Sáu Hải, hy vọng có thể giúp ích cho mọi người có những chậu mai xanh tốt, thật nhiều hoa vào năm mới.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *